IPS
|
AMOLED
|
|
Góc nhìn màn hình
|
Các màn hình AMOLED (và Super AMOLED từ
Samsung) hiện nay đều có góc nhìn rộng hơn hẳn IPS LCD và màu sắc có chiều
sâu hơn.
|
|
Màn hình
|
IPS dày hơn so với màn
hình AMOLED, điều này cũng dễ để giải thích vì cấu tạo của màn hình AMOLED
đơn giản hơn rất nhiều so với màn hình tinh thể lỏng IPS. Công nghệ màn hình AMOLED thích hợp để tạo nên
những thiết bị di động siêu mỏng.
|
|
Lực cơ học
|
Màn hình AMOLED có thể
chịu được lực cơ học tác động tốt hơn so với IPS.
|
|
Tiêu thụ điện năng
|
Tấm nền IPS tiêu thụ
điện năng nhiều hơn màn hình AMOLED. Vì khi thể hiện
màu đen, màn hình AMOLED chỉ việc tắt đi những điểm ảnh tại đó vì vậy, khi sử dụng ở
những tông màu xám, đen thì AMOLED cho thời gian sử dụng vượt trội (điều này
có thể thấy trên chế độ “Siêu tiết kiệm pin” trên các loại điện thoại cao cấp
của Samsung).
|
|
Độ sáng tối đa (Hiển
thị ngoài trời)
|
Nếu so
về độ sáng tối đa thì màn hình IPS LCD đang dẫn đầu với những công nghệ màn
hình có thể đẩy độ sáng cao lên đến hơn 800 nits. Chính vì thế, về khả năng
hiển thị ngoài trời, màn hình AMOLED cũng có những hạn chế nhất định.
|
|
Chi phí sản xuất
|
Vì khó sản xuất hơn IPS LCD, nên màn hình AMOLED có chi phí
cao và khiến sản phẩm đội giá lên đáng kể.
|
Mỗi loại màn hình đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Tuy nhiên, cả hai công nghệ màn hình trên đều mang đến những hình ảnh sinh động và đẹp mắt. Cách duy nhất để biết chắc chắn loại màn hình nào phù hợp với mình là trực tiếp kiểm tra và so sánh nó thông qua góc nhìn màn hình, độ tương phản và khả năng tái tạo màu sắc. Từ đó mỗi người sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất cho mình. Tất nhiên để xác định “ngôi vương”, những cuộc so sánh giữa hai thế hệ màn hình này liên tục diễn ra và hầu hết phần thắng đều nghiêng về AMOLED.
Nhưng kể từ khi Apple cho ra đời iPhone 4 với màn hình Retina IPS LCD thì mọi chuyện đang diễn biến ngược lại. Màn hình LCD đang trở lại, khá nhiều công nghệ tiên tiến phát triển từ LCD ra đời, giúp công nghệ cũ kỹ này được nâng lên một tầm cao mới.
Tag :
ĐIỆN THOẠI