Các loại màn hình tivi & điện thoại hiện nay - CRT, LCD, PDP, LED, OLED, SED, LCoS, TV laser, IPS, AMOLED, Super AMOLED

1. CRT (Cathode-Ray Tube) - màn hình đèn ống CRT

Màn hình CRT được cấu tạo từ một ống phóng điện tử cathode và cụm màn hình bằng thuỷ tinh. Toàn bộ phần bên trong được hút chân không để đảm bảo rằng không có không khí thông thường.
Màn hình CRT sử dụng phần màn huỳnh quang dùng để hiển thị các điểm ảnh, để các điểm ảnh phát sáng theo đúng màu sắc cần hiển thị cần các tia điện tử tác động vào chúng để tạo ra sự phát xạ ánh sáng. Ống phóng CRT sẽ tạo ra các tia điện tử đập vào màn huỳnh quang để hiển thị các điểm ảnh theo mong muốn.

Ưu điểm
- Thể hiện màu sắc rất trung thực, tốc độ đáp ứng cao, độ phân giải có thể đạt được cao. Phù hợp với game thủ và các nhà thiết kế, xử lý đồ hoạ.
Nhược điểm
- Chiếm nhiều diện tích, tiêu tốn điện năng hơn các loại màn hình khác, thường gây ảnh hưởng sức khoẻ nhiều hơn với các loại màn hình khác.
2. LCD (Liquid Crystal Display) - màn hình tinh thể lỏng

Đối với loại màn hình này, khi chạm tay vào, bạn sẽ thấy màn hình lõm xuống, rất mềm.
Có thể hiểu tấm LCD gồm một dạng chất lỏng được ghép giữa hai tấm thủy tinh nền và nó thay đổi tính chất khi có dòng điện chạy qua. TV LCD cần một đèn nền phía sau vì bản thân nó không tự phát sáng. Chúng có ưu điểm là phẳng, cho hình ảnh sáng, chân thật và tiết kiệm năng lượng.

Dựa trên kiến trúc cấu tạo, LCD được chia thành 2 loại chính là:
-  DSTN LCD - Dual Scan Twisted Nematic
- TFT LCD - Thin Film Transistor.
Điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại này là cách thức điều khiển mỗi điểm ảnh (pixel). TFT, sử dụng công nghệ transistor màng mỏng (thin film transistor) để cải thiện chất lượng hình ảnh. TFT được dùng nhiều trong màn hình TV, máy chiếu và điện thoại di động.

Ưu điểm
Màn hình LCD hiển thị một hình ảnh sống động hơn, tươi sáng và màu sắt thật hơn so với màn hình Plasma. Bởi vì được thiết kế với màn hình mờ chứ không phải là bóng thủy tinh nên khả năng phản chiếu của LCD là tốt hơn nhiều so với Plasma. Ngay cả trong một phòng với nhiều cửa sổ cung cấp nhiều ánh sáng, chất lượng hiển thị của màn hình LCD vẫn khá tốt.
Nhược điểm
- Màn hình LCD tốn kém hơn so với màn hình Plasma.

- Màn hình LCD cho có một phạm vi màu tốt nhưng đôi khi không cho chất lượng hiển thị sâu sắc về người da đen như là một màn hình Plasma và không tạo ra độ sáng như của màn hình LED.
- Màn hình LCD có kích thước rất mỏng nhưng hơi cồng kềnh so với màn hình LED, thậm chí màn hình LED còn mảnh mai hơn.
- Màn hình LCD được xem là đáng tin cậy nhất nhưng chúng có thể bị ảnh hưởng bởi các điểm ảnh bị mắc kẹt và các điểm ảnh bị dữ lại. Một số điểm ảnh bị mắc kẹt có thể khiến hình ảnh xuất hiện bị mờ.

3. PDP – Plasma
Màn hình plasma có lớp kính dày bảo vệ, khi sờ vào bạn sẽ không thấy mềm như loại LCD. Tấm nền plasma được sản xuất chủ yếu cho màn hình cỡ lớn (trên 37 inch). Giữa hai tấm kính là những tế bào nhỏ chứa hỗn hợp khí xeon và neon. Khi tiếp xúc với nguồn điện, lớp khí gas này sẽ chuyển thành thể plasma (khí ion hóa có số hạt mang điện âm - dương tương đương nhau) và sản sinh ánh sáng.
Tuổi thọ của Màn hình  Plasma cao, sản phẩm được dự kiến sẽ cung cấp tuổi thọ khoảng 30.000 – 60.000 giờ sử dụng.
Ưu điểm
- Màn hình Plasma giúp hình ảnh hiển thị phân biệt với màu đen khá tuyệt vời. Trong nhiều trường hợp, Màn hình Plasma tốt hơn LCD và màn hình LED trong các thiết lập màu tối.

-  Màn hình Plasma có giá rẻ, trong nhiều trường hợp bạn có thể mua một Màn hình  Plasma 42 inch với giá chỉ bằng một màn hình LCD 32 inch.
- Màn hình Plasma cung cấp một góc nhìn rộng hơn, có nghĩa là bạn không nhất thiết phải ngồi trực tiếp phía trước của màn hình để xem và đánh giá chất lượng hình ảnh.

Nhược điểm
- Màn hình của Màn hình  Plasma khá bóng, vì vậy sẽ không phải là lý tưởng cho các phòng có nhiều cửa sổ hoặc nhiều ánh sáng. Việc ánh sáng chiếu vào là màn hình bị phản chiếu khá đáng kể, thậm chí kể cả đèn trần tiêu chuẩn, ánh sáng phòng, đèn chụp,…

- Màn hình Plasma có thể tạo ra lớp phủ bóng mờ của hình ảnh tĩnh trên màn hình, đặc biệt là một hình ảnh tĩnh xem trong thời gian lâu. Màn hình Plasma mới hiện nay đã cải thiện tính năng này và đã trang bị thêm nhiều công nghệ để chặn lại các vấn đề.

4. LED - màn hình diode phát quang
Có thể hiểu nôm na như sau: Công nghệ màn hình LED cũng tương tự như LCD nhưng nó không sử dụng đèn nền phía sau để chiếu sáng tấm LCD mà được thay bằng các đèn LED cực nhỏ được bố trí ở phía sau (có thể gắn trực tiếp vào tấm LCD hoặc gắn xung quanh).

Lợi thế của việc gắn trực tiếp (back-lit) là bạn có thể điều chỉnh tăng tương phản bằng cách cho một số đèn LED tắt giúp khả năng thể hiện màu đen sâu hơn.

Còn với loại gắn xung quanh ở 4 cạnh màn hình (edge-lit), lợi thế là cho phép tạo ra những màn hình mỏng đến khó tin. Tất nhiên, bạn mất đi khả năng tắt bớt các đèn LED để nâng độ tương phản và chất lượng hình ảnh cũng kém hơn vì ánh sáng không được phân bố tối ưu nhất.

Ưu điểm
Màn hình LED cung cấp màu sắc tươi sáng, chất lượng cao, hình ảnh cực kỳ sắc nét mà không chiếm không gian. Các nhà sản xuất TV có thể sản xuất các bộ đèn nền LED mảnh mai như dao cạo. Màn hình đèn nền LED cũng có chất lượng phát ánh sáng cao bởi vì chúng sử dụng một đi-ốt phát ánh sáng để tạo ra những hình ảnh siêu sáng. Thông thường, màn hình sử dụng đèn nền truyền thống bao gồm đèn huỳnh quang cathode lạnhh hoặc CCFL. CCFL sử dụng một chất khí tích điện để tạo ra một đèn nền, tương tự như một ánh sáng huỳnh quang.
- Bởi vì màn hình  LED là công nghệ chủ đạo nên chúng đang được nhiều hãng công nghệ lớn nghiên cứu và phát triển nhiều hơn, đe dọa nơi Plasma và LCD vốn đang bành trướng. Chất lượng đèn nền cao của màn hình LED có thể sản xuất màu đen tốt và chất lượng hình ảnh sáng hơn so với LCD.
- Đèn LED có thể tốn ít điện năng hơn so với cả màn hình  Plasma hay màn hình  LCD thông thường.
Nhược điểm
- Màn hình LED khá đắt tiền. Một màn hình  LED có thể tăng gấp đôi giá so với một màn hình  Plasma ngay cả việc sở hữu các tính năng tương tự.
- Màn hình đèn LED được cho là cung cấp chất lượng hình ảnh đáng tin cậy nhất nhưng bởi vì là một phần của công nghệ màn hình LCD mà chúng có thể nhận được những điểm ảnh bị mắc kẹt.
5. OLED



Được gọi là LEP (Light Emitting Polymer) hoặc OEL (Organic Electro-Luminescence), sử dụng hợp chất hữu cơ để sản sinh ánh sáng khi tương tác với dòng điện. Hợp chất này được in theo hàng ngang và dọc lên một lớp polymer, hình thành ma trận pixel với những màu sắc khác nhau.

OLED tự tỏa sáng nên không cần đèn nền như LCD, giúp tiết kiệm tới 40% điện năng, mỏng và có độ phân giải màu cao hơn. OLED có thể được \"in\" trên bất cứ chất nền phù hợp nào bằng công nghệ in ấn màn hình, nhờ đó đòi hỏi chi phí thấp hơn và có thể được dùng để sản xuất màn hình uốn dẻo hoặc tích hợp trong quần áo.

OLED còn có góc nhìn rộng và thời gian phản ứng nhanh (0,01 phần triệu giây so với 8-12 phần triệu giây của LCD).

Ưu điểm
- Chất lượng hình ảnh kết hợp giữa màu sắc sống động và độ chi tiết cao của màn hình LED, cùng với màu đen sâu, tương phản tốt và tần số quét cực cao của màn hình Plasma
- Kích thước màn hình OLED mỏng hơn bất cứ màn hình LED nào trên đời này (trước khi OLED ra đời LED đã đánh bại tất cả màn hình để chiếm ngôi màn hình mỏng nhất)
- Tiết kiệm điện, năng lượng: OLED không cần đèn chiếu mà bản thân tự phát sáng nên tiết kiệm năng lượng tốt hơn LED
- Màn hình OLED tự phát sáng nên so với màn hình LCD (phát sáng bằng đèn) OLED có góc nhìn rộng hơn nhiều

Nhược điểm

- Điểm yếu của OLED là chất hữu cơ sẽ bị thoái hóa trong quá trình sử dụng nên tuổi thọ sản phẩm không dài, chỉ khoảng 14.000 giờ trong khi thời gian tồn tại của LCD, LED và PDP có khả năng lên đến 60.000 giờ.

- Khá đắt đỏ: Giá đang có xu hướng giảm nhưng vẫn là một trong những dòng tivi đắt nhất thị trường. Tuy đắt đỏ nhưng Tivi OLED được dự đoán một sau vài năm nữa sẽ trở thành công nghệ màn hình chủ đạo và vượt qua màn hình LED (hiện chiếm 98% thị trường) hay Plasma.


6. SED - kỹ thuật phát xạ điện tử dẫn bề mặt
Nguyên lý hoạt động của công nghệ SED (Surface-conduction Electron-emitter Display) giống màn hình CRT. Nhưng thay vì dùng ống cathode cồng kềnh ở phía sau để phóng tia điện tử tới các pixel, SED sử dụng những bộ truyền electron nhỏ được gắn ngay sau mỗi điểm ảnh. Nhờ đó SED mỏng hơn LCD và plasma trong khi thừa hưởng góc nhìn rộng, độ tương phản, phân giải màu và thời gian phản ứng của CRT (0,2 phần triệu giây).

Hãng Canon khẳng định SED còn tiêu thụ ít điện năng hơn màn hình tinh thể lỏng. Tuy vậy, tương lai của công nghệ này khá mờ nhạt do Canon hiện là công ty duy nhất sản xuất màn hình SED.
7. LCoS - tinh thể lỏng silicon

LCoS (Liquid crystal on silicon) đang được ứng dụng trong màn hình máy chiếu. Trong khi LCD projector dùng chip truyền ánh sáng qua tinh thể lỏng thì với công nghệ LCoS, tinh thể lỏng được đưa trực tiếp lên bề mặt chip.

Kỹ thuật này mang đến hình ảnh sắc nét hơn LCD và plasma cũng như có tiềm năng lớn trong việc sản xuất TV độ phân giải cao với chất lượng đáng nể và chi phí sản xuất không đắt đỏ.

Tuy nhiên, công nghệ này không dễ triển khai nên nhiều hãng, trong đó có Intel, đã quay lưng lại với LCoS. Hiện nay có khoảng bốn công ty theo đuổi công nghệ này, trong đó có Sony và JVC. Một số hãng khác như Sony ứng dụng kỹ thuật này vào các dòng máy chiếu còn JVC cũng dự định cho ra mắt TV LCoS với giá 3.300-4.496 USD.
8. TV laser - màn hình chiếu sáng bằng laser

TV laser là giải pháp cải tiến cho LCD, DLP (máy chiếu) và LCoS. Ba công nghệ này đòi hỏi nguồn sáng riêng và sử dụng bóng đèn để phát ánh sáng trắng, sau đó mới tách thành chùm sáng đỏ, xanh lục và xanh lam.

TV laser thay thế bóng đèn bằng tia laser, cho phép hệ thống hiện thị gần như tất cả các màu mà mắt thường nhìn thấy được. Nó cũng sử dụng điện năng chỉ bằng 2/3 TV máy chiếu trước (rear projection) trong khi giá cả, trọng lượng và độ mỏng giảm một nửa so với plasma và LCD.

Tuy nhiên, TV laser được cho là có hại cho mắt và cần được trang bị các bộ lọc khuếch tán ánh sáng để giảm nguy cơ. Dù được nhắc đến từ 1966, phương pháp này vẫn chưa đạt được chất lượng như mong đợi. Ngày 7/1, tại triển lãm điện tử gia dụng CES 2008 ở Las Vegas (Mỹ), Mitsubishi Digital Electronics America đã cho ra mắt TV laser đầu tiên của họ với màn hình 65 inch, hỗ trợ HD.
9. IPS (In Plane Switching)
Màn hình IPS (In Plane Switching) là nhánh chủ đạo của màn hình LCD (trong khi hầu hết các dạng màn hình trên thị trường hiện nay là TFT LCD). Màn hình IPS được phát triển bởi hãng Hitachi vào năm 1996 nhằm khắc phục những nhược điểm cố hữu của công nghệ màn hình truyền thống có góc nhìn và dải màu hẹp.
Màn hình IPS bao gồm những thành phần đặc trưng của LCD, tuy nhiên điểm khác biệt của màn hình này là các lớp tinh thể lỏng giờ đây được xếp theo hàng ngang (đây là nguồn gốc của cụm từ "In Plane") song song với 2 lớp kính phân cực ở trên và dưới thay vì vuông góc. Sự thay đổi này làm giảm lượng ánh sáng tán xạ, cung cấp góc nhìn rộng và tái tạo màu sắc tốt.
Màn hình IPS hiển thị hình ảnh với gam màu rộng hơn, thường được sử dụng trong các thiết bị cao cấp, rất thích hợp cho thiết kế đồ họa vốn đòi hỏi khắt khe về chất lượng hiển thị, ngoài ra màn hình IPS còn cung cấp góc nhìn lên tới 178 độ so với phương ngang, điều này có nghĩa là người dùng không nhất thiết phải ngồi trực diện vẫn có thể trải nghiệm hết chất lượng của hình ảnh.
Ưu điểm:
- Độ sáng, độ tương phản hẳn là những gì mà công nghệ màn hình IPS đáng để tự hào. Đó cũng là một trong những lý do, ông lớn “táo khuyết” lại lựa chọn công nghệ màn hình này trên các dòng sản phẩm cao cấp của mình như iPhone, iPad mà gần đây nhất là iPhone 6iPhone 6 Plus và iPad Air 2.
- Các tinh thể lỏng sắp xếp theo phương pháp tiên tiến nên quá trình tái tạo màu sắc trở nên chính xác và trung thực hơn so với màn hình.
- Khi nhìn ở góc hẹp, các chi tiết trên màn hình IPS không bị biến đổi quá nhiều.
Nhược điểm:
Nếu so với đối thủ khác là công nghệ màn hình OLED mà Samsung gọi là AMOLED thì màn hình IPS vẫn tỏ ra thua kém về một số mặt như:
- Dày hơn so với màn hình AMOLED, điều này cũng dễ để giải thích vì cấu tạo của màn hình AMOLED đơn giản hơn rất nhiều so với màn hình tinh thể lỏng LCD.
- Màn hình AMOLED có thể chịu được lực cơ học tác động tốt hơn so với IPS.
- Tấm nền IPS tiêu thụ điện năng nhiều hơn màn hình AMOLED.

10. AMOLED (Active Matrix Organic Light-Emitting Diode - Điốt phát quang hữu cơ ma trận động)

Đây là công nghệ màn hình tiên tiến nhất hiện nay. Có thể hiểu, công nghệ AMOLED sử dụng các pixel OLED gắn trên một tấm film bán dẫn mỏng (TFT) nhằm tạo nên một ma trận pixel, cho phép hiển thị tín hiệu dưới tác động của dòng electron với công dụng tạo nên một loạt các công tắc kiểm soát các pixel.

Hình ảnh có độ tương phản cao, gia tăng độ chi tiết & độ sâu của hình ảnh, thời gian đáp ứng nhanh, góc nhìn rộng. Ít chịu ảnh hưởng từ môi trường ngoài, vẫn hiển thị hình ảnh tốt dưới ánh sáng trực tiếp.

Chịu tác dụng lực cơ học tốt hơn các loại công nghệ màn hình khác, tạo nên độ bền cao, tiết kiệm điện năng tiêu thụ từ 50% đến 70%.
Ưu điểm:
- Màu sắc hiển thị rực rỡ, nịnh mắt, và đó cũng là điều khiến rất nhiều người thích màn hình AMOLED của Samsung.
- Độ sáng và độ tương phản rất cao, màu đen được thể hiện rất đậm và sâu.
- Màn hình AMOLED tiết kiệm hơn so với các công nghệ màn hình khác. Vì khi thể hiện màu đen, màn hình này chỉ việc tắt đi những điểm ảnh tại đó vì vậy, khi sử dụng ở những tông màu xám, đen thì AMOLED cho thời gian sử dụng vượt trội (điều này có thể thấy trên chế độ “Siêu tiết kiệm pin” trên các loại điện thoại cao cấp của Samsung).
- Nhờ cấu tạo đơn giản hơn nên màn hình AMOLED có kích thước mỏng gọn hơn so với các loại màn hình khác. Công nghệ màn hình này thích hợp để tạo nên những thiết bị di động siêu mỏng.
- Dải màu trên màn hình này cũng rất rộng kết hợp với nhiều tinh chỉnh về màu sắc mà Samsung cung cấp sẵn trên thiết bị thì bạn có thể dễ dàng lựa chọn màu sắc rực rỡ hoặc nhẹ dịu tùy vào nhu cầu và sở thích riêng.
- So với công nghệ màn hình IPS LCD được cấu thành từ các tinh thể lỏng thì màn hình AMOLED có khả năng chịu đựng lực tác động tốt hơn.
Nhược điểm:
- Nếu so về độ sáng tối đa thì màn hình IPS LCD đang dẫn đầu với những công nghệ màn hình có thể đẩy độ sáng cao lên đến hơn 800 nits. Chính vì thế, về khả năng hiển thị ngoài trời, màn hình AMOLED cũng có những hạn chế nhất định.
10. Super AMOLED

Đây là một công nghệ được phát triển từ AMOLED. Xin lưu ý để bạn đọc phân biệt, Super AMOLED và AMOLED cùng một công nghệ hiển thị, nó chỉ khác nhau về công nghệ cảm ứng. Cụ thể là trong khi màn hình cảm ứng AMOLED được tạo thành bởi một lớp kính cảm ứng bên ngoài lớp hiển thị thì Super AMOLED đã loại bỏ đi được một trong 2 thành phần đó, tức là nó tích hợp sẵn các phần tử cảm ứng ngay trên màn hình hiển thị. Chỉ một thay đổi nhỏ nhưng Super AMOLED đã trở thành công nghệ hiển thị trên di động được đánh giá tốt nhất hiện nay.


Các bài liên quan




Tag : MÁY TÍNH
Back To Top